Sunday, May 6, 2018

Đậu bắp và bài thuốc hỗ trợ xương khớp

Đậu bắp là một thực vật có hoa, quả non của loại cây này cũng có thể sử dụng được. Đậu bắp trở thành món ăn quen thuộc, xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn hằng ngày của các gia đình Việt.


Có thể thấy, đây là loại thực phẩm được rất nhiều người ưa chuộng bởi những công dụng tuyệt vời của nó.

Trong thành phần của đậu bắp gồm có:


Cacbohydrat

Chất xơ.

Chất béo.

Đạm.

Các vitamin nhóm A, B, C.

Các chất khoáng như canxi, magie,…

Ngoài ra, folate và vitamin K cũng là một trong những thành phần có lợi cho hoạt động của cơ thể, nhất là xương khớp. Cùng với canxi, vitamin K và folate sẽ thúc đẩy cải thiện trao đổi chất ở các khu vực xương khớp, giúp cho hệ xương khớp của bạn chắc khỏe hơn. Từ đó hạn chế các bệnh lý liên quan đến xương khớp.

Cách sử dụng đậu bắp tương đối đơn giản, không phức tạp. Bạn có thể chuẩn bị và thực hiện tại nhà để sử dụng:


Chuẩn bị:

Đậu bắp non khoảng 10 quả.

Thực hiện:

Rửa sạch đậu bắp với nước muối và để ráo.
Cắt bỏ 2 đầu, cắt nhỏ đậu bắp thành từng khúc.
Cho nước vào ngập phần đậu bắp đã cắt.
Phơi sương qua đêm.
Sáng hôm sau bạn lọc lấy phần nước và sử dụng để cải thiện tình trạng viêm, sưng, giảm đau nhức.


Những quan niệm sai lầm khi sử dụng đậu bắp


Mặc dù có lợi ích cho xương khớp do bổ sung các chất cần thiết cho sức khỏe xương khớp nhưng có một số quan niệm sai lầm, cho rằng chất nhờn trong đậu bắp giúp bổ sung chất nhờn cho các khớp bị khô cứng, thoái hóa giúp khớp hoạt động trơn tru hơn. Từ đó lạm dụng đậu bắp thay thế cho các phương pháp chữa bệnh xương khớp. Điều này là không chính xác. Đau lưng gần xương cụt http://coxuongkhoppcc.com/dau-lung-gan-xuong-cut.html

Bệnh nhân mắc các vấn đề về xương khớp cần đa dạng chế độ ăn uống, dinh dưỡng, bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho xương khớp như đậu bắp song song với điều trị. Không nên lạm dụng các loại thực phẩm thiên nhiên để thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị bệnh xương khớp.

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Saturday, April 28, 2018

Bệnh liệt dây thần kinh số 7

Bệnh liệt dây thần kinh số 7 gây liệt mặt hiện nay được chia làm 2 loại: Liệt dây thần kinh só 7 ngoại biên và liệt dây thần kinh số 7 trung ương. Tuy nhiên tình trạng thường gặp nhất là liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do bị nhiễm lạnh. Nguyên nhân nhiễm lạnh có thể chiếm tới 80% tổng số nguyên nhân gây bệnh.


Để không phải đối mặt với những triệu chứng vô cùng khó chịu của bệnh liệt dây thần kinh số 7, mỗi người phải tự phòng tránh bệnh liệt dây thần kinh số 7 trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Dây thần kinh số 7 còn có tên gọi khác là dây thần kinh mặt. Do đó, khi người bệnh bị liệt dây thần kinh số 7 thì sẽ dẫn đến hiện tượng liệt mặt, các cơ mặt bị liệt, méo mồm,… Khi ngủ mắt không thể nhắm được, nồm không thể khép được đồng thời nước mắt, nước dãi chảy ra.
Bên cạnh đó, bệnh liệt dây thần kinh số 7 cũng có thể do một số nguyên nhân khác gây ra như: Viêm nhiễm ở tai, viêm tai giữa, chấn thương sọ não, hội chứng Guillain Barre, bệnh Lupus ban đỏ…

Bệnh liệt dây thần kinh số 7 có một số biểu hiện rất dễ nhận biết, từ đó mà người bệnh có thể nhanh chóng thăm khám và tìm được phương pháp điều trị thích hợp.

Bệnh đến một cách đột ngột khi người bệnh ngủ dậy hay sau khi đi tàu xe, nằm ngủ để quạt tạt vào mặt, nằm cạnh cửa sổ… Hiện tượng đầu tiên mà ai cũng cảm nhận được đó là cơ mặt cứng, khó vận động, mồm hơi éo, khó nói, đánh răng khó khăn… Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng khá nguy hiểm.



Ngoài cảm thấy khuôn mặt vụ cứng, khó vận động thì vị giác đôi khi cũng giảm hoặc biến mất, người bệnh sẽ không cảm giác được vị ngon của các món ăn; mắt khô, mất tuyến nước bọt.

Có khoảng 70 – 80% số trường hợp mắc bệnh sẽ tự khỏi được từ 2 – 3 tháng. Tuy nhiên, có những trường hợp bệnh không những không thuyên giảm mà còn tiến triển nặng hơn gây nên những di chứng cực kì nghiêm trọng: Viêm loét giác mạc, co giật cơ mặt, co cứng nửa mặt…

Khi đi tàu xe nên đóng cửa để tránh hiện tượng gió tạt vào mặt, khi đi ngủ nên đóng cửa để gió không lùa. Vào mùa hè thường sử dụng quạt, điều hòa… cần tránh không để quạt hay điều hòa thổi thẳng vào mặt.

Khi người bệnh đã rơi vào tình trạng liệt mặt nên tới các địa chỉ khám chữa bệnh uy tín với đội ngũ bác sỹ lành nghề, máy móc hiện đại để thăm khám. Từ đây, bệnh nhân mới xác định được nguyên nhân gây bệnh của mình là gì.

Cần điều trị sớm các chứng viêm nhiễm ở tai, mũi, họng để tránh sự biến chứng chấn thương sang các vùng thái dương,… ảnh hưởng tới dây thần kinh số 7.

Bệnh liệt dây thần kinh số 7 do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, các bệnh thuộc về yếu tố khách quan như tai nạn, thời tiết gây ra người bệnh có thể chủ động phòng tránh bệnh liệt dây thần kinh số 7 được, còn các yếu tố khác do bệnh lý gây nên thì không thể lường trước.

Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào người bệnh cũng nên lạc quan và sẵn sàng để đối mặt. Trong quá trình điều trị bệnh tật, tâm lý quyết định 50% sự thành công hay thất bại.

Hy vọng những chia sẻ tận tình của các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về sức khỏe. Chúc bạn đọc và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống.

Thursday, April 26, 2018

Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Với tình trạng bệnh thoái hóa đốt sống cổ ngày càng gia tăng như hiện nay, nhiều người không khỏi hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, để phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả, không phải ai cũng có phương pháp thích hợp. Bao giờ giờ cũng vậy, việc phòng ngừa bệnh vẫn luôn được ưu tiên hàng đầu.


Có tư thế ngồi làm việc đúng đắn


Khi học tập hay làm việc văn phòng, bạn cần phải có tư thế ngồi đúng đắn nhất. Không được ngồi cong vẹo vừa ảnh hưởng đến cột sống lưng vừa dễ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Với những người làm công việc văn phòng, bạn nên thường xuyên vận động cổ và cơ thể. Thỉnh thoảng lúc làm việc, bạn có thể xoay cổ lên xuống để giảm tình trạng mỏi cổ. Bên cạnh đó, bạn không nên ngồi quá lâu tại một chỗ mà hãy thường xuyên đi lại để giúp cho các khớp hoạt động dễ dàng hơn.



Thực tế có rất nhiều người ngủ sai tư thế. Chẳng hạn như nằm sấp mặt xuống giường, nằm một tư thế trong suốt thời gian ngủ. Điều này dẫn đến tình trạng mỏi cổ và cũng có không ít người cảm thấy tê nhức cổ sau khi ngủ dậy.

Khi đi ngủ, bạn nên thi thoảng chuyển mình, đổi tư thế nằm ngủ. Đặc biệt, bạn không nên ngủ với một tư thế nằm sấp hoặc nằm nghiêng. Những tư thế này sẽ góp phần làm cho cổ nhanh chóng bị gập xuống và rất dễ gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Bên cạnh đó, bạn cũng không được kê gối quá cao, khiến cổ rất dễ bị mỏi. Chữa viêm bao gân ở đâu http://coxuongkhoppcc.com/chua-viem-bao-gan-o-dau.html

Từ bỏ ngay những thói quen gây hại cho vùng cổ


Nhiều người khi gặp phải tình trạng mỏi cổ thường thực hiện một số động tác như vươn vai, bẻ ngón tay, vặn cổ và vặn sống lưng thành những tiếng kêu. Đây là cách để mọi người có thể thư giãn và cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, những cảm giác này chỉ xuất hiện trong giây lát và khiến bạn cảm thấy bớt đau nhức. Tuy nhiên, đây là những động tác về lâu dài sẽ rất dễ khiến bạn đứng trước nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm và gây nên thoái hóa đốt sống cổ.



Chính vì vậy, khi gặp tình trạng đau nhức cổ, bạn tránh vặn cổ, vặn mình. Bạn có thể từ từ xoa phần cổ để có thể giảm tình trạng đau nhức. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh tư thế ưỡn cổ hay cúi gấp cổ,… Chúng sẽ gây hại cho vùng cổ của bạn.

Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý


Với bất cứ căn bệnh xương khớp nào cũng vậy, chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng để hỗ trợ phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ là vô cùng cần thiết. Bạn có thể cung cấp cho cơ thể các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin từ rau quả, xương, thịt, trái cây,… Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thức ăn cay, nóng,… gây ảnh hưởng tới sức khỏe.



Ngoài ra, bạn cần phải có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, tránh tình trạng thức quá khuya và dậy sớm. Luôn giữ tâm lý thoải mái nhất, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức

Hy vọng những chia sẻ tận tình của các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về sức khỏe. Chúc bạn đọc và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống.

Monday, April 23, 2018

Trẻ em bị gãy xương phải làm gì?

Với trẻ em có thể chữa lành trong ít nhất là 3 tuần, trong khi ở độ tuổi thiếu niên thì mất khoảng 6 tuần để hồi phục. Ngoài ra, khi trẻ bị gãy xương cũng không để con tham gia các hoạt động thể thao cho đến khi được sự đồng ý của bác sĩ.


Theo các bác sĩ thì khi chăm sóc trẻ bị gãy xương, tùy thuộc vào mức độ xương bị tổn thương, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ và các loại gãy xương mới có thể kết luận được thời gian trẻ có thể phục hồi.

Khi trẻ bị bó bột kéo dài, dẫn đến xương bị loãng, dẫn đến đau mỏi. Cũng do đó mà các bác sĩ cũng khuyên các cha mẹ trong thời gian dưỡng thương, nên chuẩn bị cho con ăn những thực phẩm nhiều can-xi để nâng cao chất lượng xương, giúp giảm đau xương. Nên ăn nhiều các loại rau củ quả.

Tuyệt đối không được tự ý tháo bột nếu chưa đủ thời gian quy định hoặc không có sự chỉ dẫn của các sĩ.

Trong thời gian trẻ bị bó bột:


Thường xuyên kiểm tra xem bột còn chặt, có bị lỏng hay bị gãy không. Chỉ cần phần bột không chặt có thể làm lệch khu vực xương bị gãy.

Nếu có dấu hiệu bột chèn ép hay dị ứng bột khiến cho bộ phận được bó tê bì, đau nhức, thâm lại, không cảm thấy ngứa.

Khi kiểm tra nếu thấy vết thương có mùi hôi phát ra, đây cũng là tình trạng nguy hiểm. Nếu gặp những trường hợp trên thì nên tìm đến bác sĩ ngay.

Khi trẻ bị bó bột nên hạn chế cho con đi lại, đi tới chỗ trơn trượt để đảm bảo vết thương nhanh lành.
Làm thế nào để ngăn ngừa gãy xương ở trẻ nhỏ

Để ngăn ngừa gãy xương:


Các bậc phụ huynh nên bổ sung đầy đủ canxi cho con bạn để làm giảm nguy cơ phát triển bệnh loãng xương sau này trong cuộc sống.

Nên khuyến khích con tham gia các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên để tăng độ chắc khỏe cho xương. Những bài tập đơn giản như nhảy dây, chạy bộ, đi bộ cũng có thể giúp phát triển và duy trì xương chắc khỏe cũng có thể tham khảo nhé.

Để đảm bảo tốt nhất cho con, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng các đồ dùng bảo hộ khi tham gia thể thao, sử dụng ghế xe hơi và thắt dây an toàn cho bé khi tham gia giao thông.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Sunday, April 22, 2018

Đau vùng lưng dưới bả vai

Tình trạng đau vùng lưng dưới bả vai có thể xảy ra bất cứ lúc nào với bất kỳ đối tượng nào. Nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này mà chúng ta có thể không nắm rõ. Bên cạnh đó, làm thế nào để chữa trị hiệu quả cũng là điều mà nhiều người thắc mắc. Chuyên mục sẽ cùng chia sẽ với bạn đọc những thông tin hữu ích qua bài viết sau đây.


Nguyên nhân gây đau lưng dưới bả vai là gì?


Triệu chứng đau thắt lưng khi nằm ngủ suốt đêm, đau từ vùng sau gáy trở xuống thắt lưng là tình trạng thường gặp của rất nhiều người. Nếu cơn đau chỉ ghé thăm một vài lần thì không có gì đáng lo. Đó có thể là do chúng ta ngủ sai tư thế hoặc nằm nệm quá cứng.

Người có công việc phải ngồi nhiều một chỗ, lao động nặng nhọc.



Đau sau lưng dưới bả vai trái, phải có thể do ngủ sai tư thế, nằm nghiêng về một bên quá nhiều.

Người bị chấn thương, tai nạn,…

Ngoài ra, bệnh đau vùng lưng dưới bả vai cũng có thể do những chấn thương tâm lý. Thật vậy, khi tâm lý không thoải mái cũng có thể xuất hiện tình trạng đau nhói dưới bả vai phải hoặc trái. Đi kèm với hiện tượng này là cảm giác chèn ép ở ngực, nóng ran trong lồng ngực. Viêm bao gân khuỷu tay http://coxuongkhoppcc.com/viem-bao-gan-khuyu-tay.html

Nguyên nhân do bệnh lý:

Tình trạng đau vùng lưng dưới bả vai do các bệnh lý liên quan cũng đang khiến nhiều người lo lắng. Tình trạng đau lưng này là biểu hiện của một số bệnh như sau:

Bệnh viêm loét dạ dày: Người bị mắc bệnh này sẽ gặp phải những cơn đau dữ dội ở vị trí đầu xương ức, xương bả vai. Tình trạng đau sẽ xuất hiện trước và sau bữa ăn. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị nôn ói.

Bệnh lý ở phổi: Khi bị đau sau lưng dưới bả vai trái, phải kèm với những cơn ho kéo dài và hiện tượng sốt, mệt mỏi,… thì cũng có thể bạn mắc bệnh liên quan đến phổi.

Bệnh tim: Người bệnh cần đặc biệt chú ý khi thấy cảm giác đau xuất hiện ở xương bả vai trái, đau sau lưng. Tiếp theo là các triệu chứng tức ngực, khó thở thường xuyên. Tình trạng này rất có thể là dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim.

Vẹo cột sống: Những người bị vẹo cột sống quá nhiều sẽ khiến xương sườn và lồng ngực nhô về phía trước gây khó thở và đau lưng vùng bả vai.

Đau dây thần kinh liên sườn: Thường thì bệnh nhân sẽ chỉ bị đau một bên trái hoặc phải. Tình trạng bệnh này sẽ gây đau nhói dưới bả vai phải hoặc đau sau lưng dưới bả vai trái.

Ngoài những bệnh lý này, hiện tượng đau vùng lưng dưới bả vai còn là dấu hiệu của nhiều bệnh khác. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, cần thường xuyên tới cơ sở y tế thăm khám để có kết luận đúng nhất là tìm ra cách điều trị phù hợp.

Một số cách giúp giảm đau vùng lưng dưới bả vai


Khi đã phát hiện ra nguyên nhân của bệnh, việc cải thiện những cơn đau sẽ trở nên đơn giản hơn. Nếu tình trạng đau xuất hiện do các bệnh lý thì chúng ta không thể sử dụng các phương pháp chữa bệnh tại nhà được. Người bệnh sẽ cần thực hiện điều trị theo phác đồ của bác sĩ đối với từng loại bệnh khác nhau.

Đối với những người bị đau vùng lưng dưới bả vai do các nguyên nhân khác thì có thể áp dụng một số cách chữa trị bao gồm:

Massage, xoa bóp, bấm huyệt vùng vai bị đau

Chườm nóng, chườm lạnh

Sử dụng các loại thuốc giảm đau phù hợp



Tập thể dục vận động nhẹ nhàng thường xuyên

Điều chỉnh lại tư thế ngủ, tư thế làm việc đúng nhất

Thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học.

Đây không chỉ là những cách giúp cải thiện tình trạng đau vùng dưới bả vai hiệu quả mà còn là những phương pháp giúp phòng tránh hiện tượng này tái phát.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Saturday, April 21, 2018

Bài thuốc dân gian chữa bong gân

Bong gân là chấn thương dây chằng (mô nối hai hoặc nhiều xương tại một khớp). Khi bong gân, một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc bị rách, thường gặp nhất là bong gân cổ tay, bong gân mắt cá chân, bong gân ngón tay. 


Chấn thương này không chỉ gây ra cảm giác đau đớn, ảnh hưởng đến vận động lúc đó mà nếu không biết cách xử lý kịp thời và đúng cách nó có thể để lại các di chứng như: cứng khớp, bị hạn chế vận động về lâu dài,…

Do đó, khi bị bong gân nặng khiến gân bị rách hay đứt, đau nhức nặng nề, vị trí bong gân sưng to,… bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. Với trường hợp nhẹ như đã nói ở trên, bạn cần bất động, nâng cao chi bong gân, chườm lạnh và áp dụng một số bài thuốc chữa bong gân sau đây để khắc phục tình trạng này nhanh chóng tại nhà.

Trị bong gân nhẹ bằng bài thuốc dân gian có thể dùng thuốc đắp ngoài, thuốc uống trong và một số món ăn bài thuốc chữa bong gân sau giúp hỗ trợ điều trị chấn thương nhanh hồi phục hơn.


Thuốc đắp ngoài chữa bong gân:


Cách 1: Dùng lá cây nhãn sấy khô rồi giã nát, trộn với bột chín làm thành hồ, đắp vào chỗ đau. Ngày đắp 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 tiếng. Thực hiện cho đến khi triệu chứng được cải thiện hoàn toàn.

Cách 2: Dùng lá cây bông sứ rửa sạch, giã nhuyễn, trộn với một ít muối ăn rồi đắp lên chỗ sưng bong gân. Dùng lá bông sứ khác hơ lửa cho héo và đắp lên phía ngoài của lá giã nhuyễn lúc nãy; sau đó lấy băng hoặc vải sạch băng lại để cố định thuốc. Mỗi ngày thực hiện 1-3 lần, trong khoảng 1-2 ngày có thể khỏi.

Cách 3: Dùng dây bí ngô 50g, gừng tươi 20g, tất cả đem giã nát đắp vào chỗ đau, có thể dùng băng để giữ thuốc tại chỗ đau, thỉnh thoảng nhỏ thêm ít rượu loãng vào miếng thuốc đắp. Ngày đắp 2 lần, đắp trong khoảng 2-3 ngày sẽ thấy chứng bong gân thuyên giảm.

Thuốc uống chữa bong gân:


Cách 1: Dùng 2 củ nghệ vàng đem rửa sạch thái mỏng, cỏ xước 12g rửa sạch cắt nhỏ, vỏ cây gạo 16g bỏ vỏ ngoài thái mỏng: tất cả đem sao rượu; cây lá lốt 16g đem rửa sạch sao vàng. Đem những nguyên liệu đó sắc với 3 bát còn 1 bát là được. Chia thuốc này uống 2 lần trong ngày, sau vài ngày chứng bong gân sẽ được cải thiện.

Cách 2: Dùng tua rễ si 50g hoặc dùng cành si 60g chặt từng khúc 3cm đem sao vàng. Sau đó cho thêm 3 chén nước đem sắc đặc còn 1 chén rồi cho thêm một ít rượu trắng, chia uống nhiều lần trong ngày giúp trị bong gân hữu hiệu.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Thursday, April 19, 2018

Đau nhức khớp buổi sáng ở người già

TRONG TRƯỜNG HỢP THOÁI HÓA KHỚP GÓT CHÂN BỆNH NHÂN CÓ CẢM GIÁC ĐAU KHỚP VÀO BUỔI SÁNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI LÚC MỚI NGỦ DẬY BƯỚC XUỐNG GIƯỜNG ĐI NHỮNG BƯỚC ĐẦU TIÊN. KHI ĐI ĐƯỢC VÀI CHỤC MÉT THÌ THẤY GIẢM ĐAU NHIỀU VÀ ĐI ĐỨNG BÌNH THƯỜNG. SÁNG HÔM SAU TÌNH TRẠNG ĐAU LẠI TÁI DIỄN CÀNG NGÀY CÀNG NẶNG HƠN.


Thoái hóa ở khớp háng ngoài triệu chứng đau có thể kèm theo tiếng lạo xạo, lụp cụp khi co duỗi khớp gối, đau khớp gối nhiều khi đi lại vận động, đau nhất là khi ngồi xổm đứng dậy rất khó khăn nhiều khi phải níu vào vật gì khác để đứng dậy. Nặng hơn là tê chân, biến dạng nhẹ ở khớp gối.

Thoái hóa khớp gối làm người bệnh đi lại khó khăn ngay từ ngày đầu do triệu chứng đau vì khớp háng chịu đựng trọng lượng cơ thể nhiều nhất.

Thoái hóa cột sống cổ thường gặp ở cột sống thứ 4, 5, 6 biểu hiện bằng cảm giác đau mỏi phía sau gáy lan đến cánh tay bên có dây thần kinh bị ảnh hưởng. Bị căng cơ lưng phải làm sao http://coxuongkhoppcc.com/bi-cang-co-lung-phai-lam-sao.html

Thoái hóa cột sống thắt lưng hay gặp từ đốt sống thắt lưng thứ 3 trở xuống. Khi có ảnh hưởng thần kinh tọa người bệnh có cảm giác đau lan từ lưng xuống chân đôi khi rất mạnh như 1 luồng điện chạy từ trên xuống khi có một cử động không đúng hướng.

Cảm giác thường xuyên mỏi ở khớp làm cho người bệnh thích bẻ khớp, hay giật mạnh khớp để tạo tiếng kêu răng rắc, những động tác này có thể gây hại cho khớp.



Ngoài các triệu chứng lâm sàng nêu trên thì chụp X quang khớp phần nào giúp xác định chẩn đoán và đánh giá mức độ nặng của bệnh. Trên phim X quang ta có thể thấy:

Hẹp khe khớp do biến đổi của sụn khớp.

Hình ảnh gai xương thường mọc ở bên bờ khớp có thể là nhiều gai. Gai xương thường gặp ở cột sống, ít gặp hơn ở các khớp khác như khớp gối, khớp gót chân.

Cũng có nhiều trường hợp thoái khớp trong giai đoạn sớm hình ảnh X quang khớp còn bình thường. Nhưng bà con không biết nên chủ quan không điều trị vì đây là giai đoạn điều trị và phòng ngừa cho kết quả tốt.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.